Sức Ảnh Hưởng Tới Cơ Thể Của Những Mối Cảm Động

Các khí quan cấu thành xác thân để dùng về việc thoả mãn lòng khao khát: con mắt về việc thoả mãn lòng ham muốn thấy; lỗ tai về việc thoả mãn lòng ham muốn nghe, bao tử về việc thoả mãn lòng ham muốn tiêu hoá vật thực, vv …; bởi thế, toàn cả cơ thể chỉ là một cái máy để dùng toàn về việc thoả mãn tất cả những điều ham muốn. Khi nào một trong những sự ham muốn đó được thiệt hiện (do nơi mắt, tai, mũi, miệng, thân, trí) thì luôn luôn kết quả là một mối kích thích, xao động, thường thường cũng là một sư nứo loạn cho bộ p hận trong thân thể tùy thuộc nhau cho đến đỗi mỗi sự sao động của một bộ phận nào riêng cũng cảm nhiễm đến toàn thân. Theo thật sự, không có một cử động nào của lòng tham muốn (được trí thức của ta thừa nhận) mà không xáo động, quấy rối hay là làm mệt nhọc trọn cả thân thể, hoặc ít hoặc nhiều, (cũng như mỗi cử động của con ngựa động đến người cỡi và người cũng rung rinh theo). Thí dụ như, khi nào cặp mắt chói ngời và sáng rỡ vui tươi là bởi do nơi cái này hay là cái khác trong mấy bộ phận giác quan mà một sự ưa muốn được thoả mãn; trái lại, khi cặp mắt lờ đờ và buồn bã là bởi một ưa muốn bị trở ngại, không được thoả mãn. Trọn cơ thể của chúng ta rùng mình và run rẩy khi ý chí của ta bị cái mà chung tú gọi là sợ sệt chi phối nó; và trái tim của chúng ta – cơ quan trung ương, thường thường, làm thoa man chí muốn sống của chúng ta – nhảy kịch liệt nếu chúng ta thình lình bị sự nguy hiểm đến tánh mạng, vì chí muốn sống của chúng ta bấy giờ bị rối loạn một cách kịch liệt quá sức.

Tất cả mấy điều đó là tối quan trọng cho sức khoẻ của chúng ta. Một cơ thể càng bị sự say mê (1) làm xao động thì càng mau hư – cũng như một cái máy mà động lực càng bạo thì càng mau hết dùng được. Tất nhiên, trong cái máy – cơ thể – của chúng ta, những bộ phận mỏng mảnh hơn hết để dùng về việc thoả mãn lòng ham muốn là những dây thần kinh. Đó là những cơ quan đặc biệt của chí muốn để cảm giác, những cơ quan chánh thức để cảm giác. Vì lẽ đó, luôn luôn bởi những mối cảm động, nhứt là những mối cảm động kịch liệt, làm cho dây thần kinh bị mệt và suy nhược nhiều hơn mấy bộ phận khác. Bởi vậy phương thế hay hơn hết để giữ cho xác thân ta được khương kiện và, nhứt là, đặng điều trị dây thần kinh bị đau yếu, là đừng để cho “sự khao khát” của chúng ta nhiệt liệt quá, mà trái lại phải để cho nó được yên tĩnh. Sự yên tĩnh này trước nhứt, do nơi sự thanh tĩnh của tâm hồn: “Sự thanh tĩnh làm cho an ổn được tâm, thân,” đấng Hoàn Toàn Thức Tỉnh nói như thế (2)

(1) Nghĩa chỉ say mê theo chúng tôi hiểu là tình trạng nô lệ của cái máy nhận thức của chúng ta đối với một sự ưa muốn đặc biệt, sự nô lệ đó đã thành ra thói quen, do nơi chúng ta phục tùng lòng ham muốn trong nhiều kiếp. Kết quả của sự nô lệ đó là khi sự ham muốn đặc biệt đó phát hiện, chúng ta phải phục tùng những mối cảm động quá đỗi kịch liệt hơn thường khi nữa.

(2) Majihima Nikâya 1 p. 38