Có Thể Giải Thoát Được Lòng Ham Muốn

Chúng ta đã biết rằng lòng ham muốn bắt buộc cơ thể của ta phụng sự nó, chẳng phải là một phần bổn thể của chúng ta, mà nó toàn thuộc về thế giới hiện tượng. Gốc nó từ đâu mà có? Nguyên nhân của nó là gì? Lòng ham muốn luôn luôn xu hướng về một vật nào và chỉ phát hiện nơi chúng ta khi nào chúng ta cho một vật xác định nào là thích. Không thể nào tưởng tượng được rằng chúng ta có thể ước ao thâu trữ được một vật, mà chúng ta đã bit nó là một nguồn đau khổ. Bởi vì, “chúng ta là kẻ muốn sự sung sướng và ghét sự đau khổ” (1). Tất nhiên, như chúng ta đã biết, mọi vật ta biết được tự nó là đau đớn hay ít lắm cũng là “nguồn đau khổ” (bởi lẽ biến thiên của mọi vật). Vậy nếu một sự ưa muốn nào phát hiện nơi ta, chúng ta phải đổ sự đó cho sức hiểu biết riêng của ta, chưa hoàn toàn về tánh chất đích thật ca cảnh vật giác quan. Sự khao khát, sự ưa muốn những vật đó là – và chỉ có thể là – kết quả của một sự nhận thức sai lầm hay là, như Đức Phật nói, của sự dốt thể chất thật giá trị đích thật của những cảnh vật giác quan.

Hãy tưởng tượng một kẻ trọn chưa có lòng ưa muốn – mà có khí quan tốt – ở trong một chốn hư vô ức thuyết hiện ra, và thình lình tự thấy mình ở “trong cõi đời,” thí dụ ở trong một xứ nhiệt đới xinh tươi. Kẻ đó sẽ có thái độ giống như đứa nhỏ thấy mình thình lình được đem tới một cảnh đền đài của tiên biến ra. Cũng giống như đứa nhỏ say mê cảnh đền đài tốt đẹp mà nó không thấu rằng đó chỉ là ảo cảnh, kẻ đó sẽ quan niệm cõi đời y theo như người vừa mới xem qua, nghĩa là người sẽ cho nó là tốt đẹp cực điểm và, vì lẽ đó, đáng thèm muốn, sự kết quả tất nhiên là lòng ưa thích sẽ nổi lên, lôi người vô cõi đời này và khởi sự từ đó số mạng của người sẽ “dính cứng.” Bởi vì lòng ưa thích đó càng ngày sẽ càng thêm, và không bao lâu sẽ thắng phục người: trong tất cả hành vi và công việc của người, người chỉ là tôi tớ của lòng ham muốn. Vì lẽ đó, khi cơ thể của người phải trải qua cảnh chết không phương tránh khỏi, cơ thể sẽ tiêu tan, người sẽ bám một hột giống mới đặng tạo tác một xác thân mới, và sau khi tiêu tan cái này, tới cái khác nữa, và cứ liên tiếp như thế, vì bởi lòng ham muốn sanh ra nơi người, nên người phải bị cõi đời bắt không phương chống lại – đúng như chúng ta đã bị cõi đời bắt vậy. Lòng ham muốn của chúng ta mỗi giờ mỗi phút cứ phát sanh mãi, bởi vì chúng ta cho rằng cõi đời là tốt đẹp, hết sức tốt đẹp, chúng ta cho cõi đời quá đẹp cho đến đỗi chúng ta không còn thể tưởng tượng rằng trong trạng thái đích thật của chúng ta, chúng ta có thể không phụ thuộc cơ thể của ta hay gọi là cái máy nhận thức.

Từ vô lượng kiếp, lòng ham muốn đó phát sanh, và luôn luôn đổi mới. Thật vậy, người ta không thể chỉ định lúc nào là lúc khởi thỉ trước nhứt chúng ta bắt đầu vô trong cõi đời, người ta không thể tưởng tượng nổi sự đó cho đến sự khởi thỉ của toàn thể cõi đời cũng thế: mỗi ngày nhơn quả chỉ có thể do nơi những sự biến dịch hiệp thành, mà mỗi sự biến dịch cần phải có một sự trước nó biến dịch ra nó, người ta không thể tới sự biến dịch nào gọi là trước nhứt. Trái lại, một giây nhơn quả không cần phải là vô tận; riêng về giây tái sanh liên tiếp của chúng ta cũng không buộc phải vô tận.

(1) Majihima Nikâya, II, p. 159